Nông nghiệp và môi trường Cao nguyên Hoàng Thổ

Cao nguyên Hoàng Thổ có đất đai khá màu mỡ và dễ dàng canh tác vào thời cổ đại, góp phần vào việc gia tăng dân số Trung Quốc ở khu vực quanh cao nguyên. Sau hàng thế kỷ phá rừng và chăn thả gia súc quá mức, trầm trọng thêm với sự gia tăng dân số của Trung Quốc, kết quả là đã dẫn đến suy thoái hệ sinh thái, hoang mạc hóa, và một nền kinh tế địa phương nghèo khó.

Năm 1994 một nỗ lực được gọi là Dự án phục hồi thủy thổ cao nguyên Hoàng Thổ đã được đưa ra để giảm thiểu sa mạc hóa; và đã có thành công tại một phần của cao nguyên, nơi hiện nay các cây cối và đồng cỏ đã chuyển xanh màu xanh và những người nông dân bận rộn canh tác trên các cánh đồng của mình. Một trọng tâm của dự án là cố gắng hướng dẫn người dân sống trên cao nguyên phát triển bền vững hơn bằng các việc làm như giữ dê cừu ở trong chuồng và không cho chăn thả rông để tránh gây xói mòn ở những vùng đất bột bở rời trên cao nguyên. Kết quả là đã làm giảm lượng phù sa đổ xuống Hoàng Hà khoảng 1%.[4]

Cao nguyên Hoàng Thổ được hình thành trong thời gian địa chất kéo dài, và các nhà khoa học đã thu được nhiều thông tin có giá trị về biến đổi khí hậu từ các mẫu đất sâu dưới lớp đất của cao nguyên.